Rối loạn nhịp sinh học – Nguyên nhân và tác hại

Rối loạn nhịp sinh học gây ra cho con người rất nhiều phiền toái và kéo theo những căn bệnh nguy hiểm không đáng có. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về rối loạn nhịp sinh học chưa?

Rối loạn nhịp sinh học là gì?

Nhịp sinh học, hay còn được gọi với cái tên đồng hồ sinh học, hiểu đơn giản là nhịp độ giữa việc thức dậy và ngủ lại của một người trong một ngày. 

Khi bạn bị rối loạn nhịp sinh học là lúc đó bạn đã bị rối loạn giấc ngủ, khiến cho trật tự nghỉ ngơi trong ngày bị đảo lộn, buổi tối sẽ mất ngủ, dẫn đến việc sáng dậy thiếu ngủ, buồn ngủ, làm cho công việc và cuộc sống không còn chất lượng như trước. 

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp sinh học?

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn sinh học, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự hoạt động của hormone melatonin, bên cạnh đó một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do làm việc quá sức, do sử dụng thuốc hoặc phụ nữ khi liên quan tới kỳ kinh.

Hormone melatonin

Sự thay đổi của hormone melatonin là tác nhân quan trọng gây ra chứng rối loạn sinh học ở người. Chức năng cơ bản của loại hormone này là tạo ra nhịp sinh học giúp điều hòa hoạt động của mỗi người, bên cạnh đó còn giúp điều hòa thần kinh, khả năng miễn dịch, hành vi và các quá trình nội tiết tố. 

Hormone melatonin được sản xuất bởi sự ức chế ánh sáng theo cảm nhận võng mạc. Ban ngày cơ thể của chúng ta sẽ sản xuất ra rất ít loại hormone này, chỉ khi đêm đến chúng mới được sản sinh ra nhiều, và chủ yếu là trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng, chính là thời gian mà chúng ta nghỉ ngơi để sạc lại năng lượng. Hormone sẽ ngừng tiết ra vào khoảng 8 giờ sáng và đó chính là lúc con người cần thức dậy để bắt đầu một ngày mới.

Chính vì vậy nên khi hormone này bị thay đổi sẽ gây ra các rối loạn sinh học và rối loạn giấc ngủ trong cơ thể người, khiến con người khó chìm vào giấc ngủ.

Việc lạm dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh cũng khiến cho bộ não nhận định rằng thời điểm đó vẫn là ban ngày và con người chưa cần phải đi ngủ, từ đó ức chế sự tiết ra của hormone và gây mất ngủ.

Rối loạn nhịp sinh học

Do hoạt động của con người

Việc thức đêm, ngủ muộn, làm việc quá giờ giấc cũng là một nguyên nhân khiến cho chúng ta bị rối loạn đồng hồ sinh học. Chúng ta luôn nghĩ rằng thức muộn một chút, làm việc tăng ca liên tục không nghỉ ngơi, chơi game hay xem thêm một tập phim nữa sẽ không sao, nhưng cứ lâu dần như vậy sẽ tích tụ lại và gây hại cho cơ thể.

Do sử dụng thuốc

Thuốc điều trị bệnh có chứa các chất gây ức chế thần kinh, lâu dần sẽ gây ra tác hại nếu như sử dụng quá nhiều và quá lâu. Đặc biệt là thuốc trị những bệnh như Alzheimer hoặc Parkinson.

Đối với phụ nữ do thay đổi nội tiết tố thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh

Kỳ kinh nguyệt là một thời kỳ quan trọng của bất cứ người phụ nữ nào. Kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những biến đổi rất lớn khiến các hormone trong cơ thể cũng thay đổi theo. Và khi lượng hormone không còn như trước nữa sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, đau lưng, hay nóng giận, … và kéo theo cả việc rối loạn sinh học.

Rối loạn nhịp sinh học

Những tác hại của rối loạn sinh học đến sức khỏe con người

Bệnh béo phì

Khi bị rối loạn sinh học, cơ thể mất đi khả năng chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh béo phì. Cụ thể như khi gan hoạt động sẽ cần tới các chất như glucose, acid mật hay cholesterol, nhưng nếu như cơ thể không còn hoạt động theo quy trình trước đây, việc trao đổi chất sẽ kém đi, từ đó lâu dần sẽ gây nên bệnh béo phì.

Bệnh tim mạch

Đồng hồ sinh học không còn hoạt động như trước đây cũng dễ khiến cơ thể mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu hay đột quỵ, … Đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người và để lại hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Suy giảm trí nhớ

Bộ não cần thời gian để tổng hợp lại những thông tin cần thiết trong ngày, loại bỏ điều dư thừa, không cần thiết, và lúc chúng ta nghỉ ngơi chính là lúc đó. Việc bạn thức đêm đã vô tình khiến cho quá trình tổng hợp ấy bị lỗi, khiến não bị ứ đọng thông tin, và lâu dần gây ra suy giảm trí óc.

Rối loạn nhịp sinh học

Làm giảm hệ miễn dịch

Khi chúng ta ngủ cũng là lúc cơ thể tạo ra các hormone có lợi cho hoạt động sống để bảo vệ các tế bào khỏi vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập. Bạn không nghỉ ngơi thì các hormone ấy cũng sẽ không được sản sinh ra, và khi có “kẻ ngoại nhập” tấn công, cơ thể sẽ suy yếu rất nhanh chóng vì đã bị mất lớp rào bảo vệ bên ngoài.

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi

Vì không có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để nạp năng lượng, các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể vận hành trơn tru như bình thường, tất yếu dẫn đến việc cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, uể oải và thiếu sức sống.

Giải pháp để cải thiện rối loạn nhịp sinh học

Sắp xếp lại không gian sống

Không gian nghỉ ngơi cũng rất quan trọng đối với con người. Hãy sắp xếp lại phòng ngủ của bạn thật ngăn nắp, gọn gàng, bởi không ai muốn nghỉ ngơi trong một căn phòng bừa bộn cả, tạo không gian để dễ chìm vào giấc ngủ như bật đèn ở mức ánh sáng mờ ảo, giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải.

Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm

Hãy đặt chuông báo để nhắc nhở bản thân phải ngủ đúng giờ, đúng giấc theo kế hoạch đã định. Bắt đầu với việc chỉnh thời gian ngủ sớm hơn để có thời gian nằm thư giãn trước khi đi ngủ,  giữ cho đầu óc thoải mái và không nghĩ ngợi về bất kỳ điều gì.

Rối loạn nhịp sinh học

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử khiến cho con người khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường, trước khi đi ngủ nên hạn chế dùng điện thoại, TV hay máy tính, hoặc nếu cần dùng hãy bật chế độ bảo vệ mắt trên thiết bị của bạn. 

Xem lại thực đơn dinh dưỡng

Trong ngày bạn đã ăn những gì, uống những gì, những món đồ ấy có gây khó ngủ không, có cản trở việc bạn nghỉ ngơi vào buổi tối không? Đặc biệt tránh uống đồ có caffein như cà phê vào buổi chiều tối vì chúng chắc chắn sẽ khiến bạn mất ngủ.

Ngoài ra, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể có thể khỏe mạnh hơn, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ gây chướng bụng, hạn chế ăn khuya gây khó tiêu.

Lên kế hoạch tập thể dục 

Nếu cảm thấy cơ thể vẫn còn thừa năng lượng sau một ngày dài, hãy lên kế hoạch để tập thể dục. Việc tập luyện khiến cho cơ thể vừa khỏe khoắn, săn chắc lại dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nên tập với chế độ vừa phải, phù hợp với bản thân vì nếu tập luyện quá sức sẽ gây phản tác dụng.

Rối loạn nhịp sinh học

Xem thêm: Những cách dùng sai dẫn tới 4 tác hại của đèn LED

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về rối loạn nhịp sinh học, hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể nhận thức được tầm quan trọng của nhịp sinh học đối với cơ thể con người. 

Nếu bạn đang cần tìm mua đèn LED bảo vệ mắt khỏi những thiết bị ánh sáng xanh, hãy liên hệ với FAWOOKIDI ngay nhé!

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ LED FAWOOKIDI

  • Trụ sở Hà Nội: Số 326 Đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tel: (+84) 24 7305 6889 – Fax: (+84) 24 7305 6889
  • Showroom TP HCM: Số 133, Phạm Văn Đồng, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Tel: (+84) 28.3895.5122 – Fax: (+84) 28.3920.5041
  • Chi nhánh TP.HCM & Nhà máy: Lô I-3B-4-A, Đường N6, Khu Công nghệ cao, Quận 9, TP HCM.
  • Tel: (+84) 28.3.736.1999 – Fax: (+84) 28.3736.0666
  • Đại diện tại Đà Nẵng: 46 Doãn Uẩn, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
  • Tel: (+84) 97.749.3789
  • Hotline: 090.160.2828
  • Email: lienhe@fawookidi.com
  • Website: fawookidi.com
Rate this post