Khi thiết kế và xây dựng nhà ở, việc bố trí các thiết bị điện trong nhà và ngoài trời đóng một vai trò quan trọng. Vậy phải làm thế nào để tiết kiệm chi phí và; đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian. Thiết kế chiếu sáng kết hợp ánh sáng tự nhiên hài hòa với ánh sáng nhân tạo sẽ làm tôn lên; vẻ đẹp nội thất của ngôi nhà và tạo cảm giác thư giãn, đầm ấm, dễ chịu.
1. Nguyên tắc thiết kế ánh sáng trong nhà
Lựa chọn chủng loại đèn phù hợp
Hiện tại trên thị trường đang có 3 chủng loại đèn phổ biến hiện nay là đèn sợi đốt, đèm compact và đèn led. Trong 3 loại đèn này thì đèn led được ưa chuộng sử dụng nhất vì những ưu điểm mà nó mang lại. Đèn led giúp tiết kiệm điện hơn 10 lần so với đèn sợi đốt và hơn 4 lần so với đèn compact. Sử dụng đèn led giúp thân thiện hơn với môi trường vì nhiệt lượng tỏa ra ít, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra đèn led còn bảo vệ mắt vì ánh sáng liên tục, không bị nhấp nháy.
Lựa chọn đèn phù hợp với từng không gian
– Thiết kế chiếu sáng phòng khách
Thiết kế ưu tiên lấy ánh sáng tự nhiên qua cửa kính, giếng trời vào ban ngày; giúp cho không gian sinh hoạt gần gũi và thoải mái. Có nhiều cách lấy ánh sáng tự nhiên như từ mái nhà, bố trí các ô thoáng,; cửa sổ theo các hướng để lấy được triệt để ánh sáng tự nhiên. Thiết kế ánh sáng trong nhà nên kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo sẽ tạo nên tổng thể ngôi nhà sáng bừng đầy sức sống.
Thông thường phòng khách sẽ sử dụng đèn led downlight để chiếu sáng,; đèn chùm và đèn thả tạo điểm nhấn cho không gian thêm ấm cúng, gần gũi.
– Thiết kế chiếu sáng phòng ngủ
Phòng ngủ nên sử dụng các bóng đèn vàng tạo ánh sáng dịu nhẹ, đem lại cảm giác dễ chịu cho gia chủ. Nếu phòng ngủ kèm phòng học, làm việc thì nên; chú ý lắp đặt các loại đèn chức năng cho vị trí bàn học. Hoặc cũng có thể dùng bóng đầu giường để khi muốn đọc sách,; nhưng nên tránh cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến người khác.
Lưu ý đến việc bố trí thiết kế ánh sáng phòng ngủ cho trẻ sơ sinh,; trẻ em cần có độ sáng thấp, tránh phòng ngủ nhiều ánh sáng quá mức khiến cho không gian quá sáng hay chiếu trực tiếp; vào khu vực giường, gây ảnh hưởng tới mắt và giấc ngủ của trẻ.
– Thiết kế chiếu sáng đèn hành lang
Ánh sáng ở hành lang, cầu thang nên sử dụng đèn chiếu sáng gián tiếp. Với lối vào dọc hành lang có thể sử dụng đèn âm bậc cầu thang, đèn vách để hành lang không bị sâu hun hút. Đèn cầu thang có thể sử dụng đèn áp trần để chiếu thẳng; hoặc sử dụng đèn vách để tăng độ uốn lượn.
– Thiết kế chiếu sáng phòng tắm, nhà vệ sinh
Trang trí phòng tắm có thể chọn đèn có điện áp thấp, nhỏ gọn và chiếu sáng vào;1 khu vực nhất định của phòng tắm, nhà vệ sinh giúp tăng tính thẩm mỹ.
Nếu phòng tắm có diện tích nhỏ, có vách ngăn và sử dụng chung với nhà vệ sinh thì; nên sử dụng đèn âm trần lắp cố định trên trần nhà là tốt nhất.
– Thiết kế chiếu sáng phòng bếp
Ánh sáng nhà bếp cần được thiết kế chu đáo bởi nó là nơi hội tụ các nhu cầu sinh hoạt ăn uống của cả gia đình.
Vị trí bố trí ánh sáng phòng bếp hiện đại thường có tủ bếp không gắn sát sàn. Vì vậy có thể bố trí ánh sáng phòng bếp ở dưới chân bếp. Thêm vào đó, không gian phòng ăn cần được đảo bảo tiêu chuẩn ánh sáng; vừa phải và lắp đặt đèn có thể điều chỉnh hắt lên xuống khi cần.
Ánh sáng nhà bếp khuyên chọn nên có màu vàng, cảm giúp cho việc tăng vị giác của mọi người trong bữa ăn hơn.
– Lựa chọn công suất đèn phù hợp với độ sáng từng khu vực
Ánh sáng màu nào tốt cho mắt? Tiêu chuẩn ánh sáng phòng làm việc, phòng ngủ, phòng khách… sẽ có yêu cầu khác nhau. Tiêu chuẩn ánh sáng dưới đây tính theo Lux (ký hiệu: lx); là đơn vị đo độ rọi trong đo lượng quốc tế và nó được sử dụng trong trắc quang học; để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Ví dụ: Ánh sáng mặt trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 lux tới 100.000 lux, ;nếu ánh sáng ngoài trời thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn cũng có độ rọi khoảng 400 lux.
- Tiêu chuẩn ánh sáng phòng khách,: Độ sáng 400 lux
- Trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux
- Tiêu chuẩn ánh sáng phòng ngủ: Độ sáng 100 lux – Phòng bếp: Độ sáng 600 lux
- Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng làm việc, trong phòng học: Độ sáng 700 lux
- Tiêu chuẩn chiếu sáng cho phòng tắm: Độ sáng 400 lux –
- Tiêu chuẩn chiếu sáng sân vườn: Độ sáng 100 lux
Ngoài ra cần lưu ý:
- Tính toán số lượng đèn hợp lý và lựa chọn lượng đèn chiếu sáng chức năng phù hợp
- Sử dụng đèn chiếu sáng đúng mục đích, ưu tiên các thiết kế có thể tận dụng; ánh sáng tự nhiên và có thể điều chỉnh giảm thiểu ánh sáng
- Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể.
- Tối ưu lựa chọn các thiết bị chiếu sáng căn hộ, nhà ở có tính năng tiết kiệm năng lượng và có thể điều khiển tự động, cảm ứng bật tắt.
2. Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng ngoài trời
Các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng ngoài trời
- Xem xét kĩ mục đích chiếu sáng ngoài trời để đạt được hiệu quả trong việc thiết kế ánh sáng
- Ngoài yếu tố thẩm mỹ, tạo nên vẻ đẹp cảnh quan cho bên ngoài ngôi nhà còn cần chú ý vấn đề an ninh. Chiếu sáng cổng nhà, hiên nhà và đường lái xe vào nhà. Giúp đảm bảo an ninh phía ngoài và để mọi người di ;chuyển một cách an toàn đến và đi từ nhà.
Những điểm cần lưu ý để thiết kế chiếu sáng ngoài trời hiệu quả
Thiết kế chiếu sáng ngoài trời có 2 chức năng đó là giúp sinh hoạt; thuận tiện và tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian bên ngoài ngôi nhà. Cách tính toán chiếu sáng ngoài trời không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Việc bố trí ánh sáng sân vườn ở phía ngoài ngôi nhà cần tuân theo các bước thiết kế chiếu sáng sau:
- Tổng quan khu vườn sẽ có nhiều phần như thảm cỏ, lối đi, tường, cầu thang, phần trang trí sân vườn… Mỗi phần sẽ có những thiết kế khác nhau, mức độ chiếu sáng khác nhau nên sẽ tác động vào kỹ thuật lựa chọn thiết bị chiếu sáng. Với mỗi vị trí sẽ có cách bố trí ánh sáng cho tổng quan khu vườn độc đáo, thú vị, đẹp hơn.
- Các loại đèn thông thường được sử dụng trong chiếu sáng sân vườn như đèn cắm cỏ, đèn led âm đất, đèn sân vườn. Tùy theo không gian và cường độ tiêu chuẩn ánh sáng sẽ; lựa chọn loại đèn phù hợp để dễ sử dụng, tạo nên không gian đẹp, ưng ý nhất.
- Việc lựa chọn nguồn điện cũng rất quan trọng. Vừa cần phải đảm bảo phù hợp với từng thiết bị, tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Trên đây là toàn bộ những nguyên tắc thiết kế ánh sáng trong và ngoài nhà. Hy vọng những điều này sẽ giúp quý khách hàng có được không gian chiếu sáng hợp lý, tiết kiệm điện. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bố trí ánh sáng, hãy tìm tới các địa chỉ uy tín để được tư vấn thiết kế ánh sáng. Fawookidi luôn luôn muốn mang đến cho khách hàng giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống điện. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Hotline: 090.160.2828
Xem thêm: Chiếu sáng mỹ thuật là gì? Phương pháp chiếu sáng nghệ thuật ấn tượng?